Banner-header-duhal

Hướng dẫn lắp đặt và sử dụng đèn năng lượng mặt trời

Hướng dẫn lắp đặt và sử dụng đèn năng lượng mặt trời đang được rất nhiều người quan tâm. Khi chúng ta mua thiết bị đèn năng lượng mặt trời về nhưng có thể đã quên cách lắp đặt do cửa hàng tư vấn hoặc chưa kịp hỏi.

Chính vì thế, hôm nay nhà phân phối đèn led Duhal sẽ chỉ cho bạn cách lắp đặt và sử dụng đèn năng lượng mặt trời nhé.

Mục lục

Hướng dẫn lắp đặt và sử dụng đèn năng lượng mặt trời

Dụng cụ cần thiết

  • Máy khoan và mũi khoan
  • Một chiếc thang để có thể đến những vị trí lắp đặt
  • Tua-vít để vặn ốc vít giúp giữ đèn
  • Bộ đèn năng lượng mặt trời

Các bước để lắp đặt pin năng lượng mặt trời

Bước 1: Xác định vị trí để lắp đặt đèn

Đầu tiên, để lắp đặt là tìm vị trí lắp đặt tốt nhất để lắp đặt đèn và pin năng lượng mặt trời. Nên tìm những vị trí có thể hấp thu được ánh sáng mặt trời tốt nhất.

Bước 2:Tháo khung lắp

Lấy máng đèn hoặc giá đỡ trước khi lắp đặt chúng lên.

Bước 3: Đánh dấu và khoan những vị trí thích hợp

Đặt giá hoặc máng đèn lên vị trí muốn lắp đặt. Sau đó đánh dấu để khi khoan còn biết được vị trí nào.

Bước 4: Bắt vít trên giá đỡ

Xác định vị trí khung và  máng, giá đỡ đèn.

Bước 5: Gắn đèn và cảm biến ánh sáng

Gắn đèn vào giá đỡ, máng đèn vào đúng vị trí khoan trước đó.

Bước 6: Đánh dấu và khoan lỗ trước

Tìm những vị trí có thể gắn pin mặt trời đón được nhiều nắng nhất. Nên đánh dấu những vị trí thích hợp trước khi khoan, tránh khoan nhầm sẽ gây mất thẩm mỹ.

Địa chỉ bán đèn led giá rẻ tại tphcm

Bước 7: Bắt vít trên tấm pin

Chúng ta nên bắt vít thật chắc chắn vào tấm pin. Sau đó nghiêng tấm pin hướng về phía mặt trời.

Bước 8: Cắm cáp pin

Chạy dây cáp điện từ tấm pin đến cảm biến ánh sáng đèn và cắm vào đèn. Sau đó nó hoạt động hoàn toàn một cách tự động và hấp thụ ánh sáng ban ngày và phát sáng vào ban đêm nhé.

Hướng dẫn sử dụng đèn năng lượng mặt trời

Sử dụng đèn năng lượng mặt trời có điều khiển

Hầu hết đèn led năng lượng mặt trời đều có điều khiển để có thể để chỉnh từ xa. Dưới đây sẽ là hướng dẫn sử dụng đèn led năng lượng mặt trời.

Sử dụng nút ON-OFF để bật-tắt đèn.

Nút Auto để bật chế độ tự động: Đèn led năng lượng mặt trời sẽ tự động sáng khi trời tối và sẽ tự động tắt khi trời sáng (nên sử dụng chế độ tự động).

Nút tăng giảm độ sáng: Một số điều khiển thì sử dụng nút +/- biểu thị cho độ tăng/giảm độ sáng tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người, một số điều khiển được thiết lập sẵn số % ánh sáng hiển thị như: 30%, 50%, 80%, 100%.

Bạn đang tìm đại lý đèn led

Nút hẹn giờ tắt bằng nút 3h,5h,8h,… Khi bạn thấy những con số 3h, 5h, 8h tức là sẽ 3,5,8 giờ là đèn sẽ tự động tắt. Điều này giúp tiết kiệm điện năng khi sử dụng, nhất là vào những ngày trời âm u và có mưa.

Ngoài ra, hiện nay một số đèn năng lượng mặt trời có chế độ tự động phát hiện có người từ 6-8m thì lúc này độ sáng sẽ tự động được tăng lên và khi không có người đèn sẽ tự động tắt. Điều này sẽ giúp tiết kiệm điện năng để đèn có thể hoạt động lâu và bền bỉ hơn.

Hướng dẫn sử dụng đèn led năng lượng mặt trời không có điều khiển

Đối với những mẫu đèn không sử dụng điều khiển từ xa sẽ được tích hợp điều khiển ngay trên đèn có sẵn.

Đèn cảnh báo năng lượng mặt trời: Trên thiết bị này có 1 nút nguồn: 4 lần ấn tương ứng với 4 chế độ ánh sáng khác nhau: Ánh sáng trắng – trung bình – yếu – xanh đỏ để giúp cảnh báo.

Có thể bạn cần: Cách chọn đèn đường năng lượng mặt trời đúng cách

Pin năng lượng mặt trời là gì?

Pin năng lượng mặt trời có tên tiếng Anh là Solar Panel, chúng được cấu tạo gồm nhiều tế bào quang điện gọi là Solar Cells. Tế bào quang điện này được xem là các phần tử bán dẫn có chứa trên bề mặt nhiều cảm biến ánh sáng đi ốt quang, nó làm cho biến đổi năng lượng của ánh sáng thành năng lượng điện.

Các chỉ số cường độ dòng điện hay hiệu điện thế hoặc điện trở của tấm pin năng lượng mặt trời phụ thuộc vào lượng ánh sáng chiếu lên chúng. Các tế bào quang điện này được ghép lại thành một khối để trở thành pin năng lượng mặt trời (thông thường sẽ từ 60 hoặc 72 tế bào hồ quang điện trên 1 tấm pin).

Cấu tạo pin năng lượng mặt trời

Khung nhôm

Có chức năng tạo ra một kết cấu đủ cứng cáp để tích hợp pin năng lượng mặt trời và các bộ phận khác của pin năng lượng mặt trời. Với thiết kế cứng cáp nhưng vẫn đảm bảo được trọng lượng nhẹ, khung nhôm có thể bảo vệ và cố định các thành phần ở bên trong trước các điều kiện của môi trường và lực tác động từ bên ngoài.

Kính cường lực

Giúp bảo vệ được pin năng lượng mặt trời dưới tác động khắc nghiệt của thời tiết như: Mưa, gió, nhiệt độ cao, bụi,… và các tác động từ bên ngoài. Kính cường lực được thiết kế có độ dày từ 2-4mm nên đảm được khả năng bảo vệ và duy trì được độ an toàn cho tấm pin mặt trời, giúp ánh sáng ít bị phản xạ và khả năng hấp thụ dễ dàng hơn.

Lớp màng EVA (Ethylene Vinyl Acetate)

Đây được xem là chất kết dính, là 2 lớp mang polymer trong suốt được đặt trên và dưới lớp pin năng lượng mặt trời và có tác dụng kết dính pin mặt trời với kính cường lực phía trên và tấm nền phía dưới.

Lớp này còn có tác dụng hấp thu và giúp bảo vệ được tấm pin năng lượng mặt trời khỏi bị rung động và bám bụi, hơi ẩm. Vật liệu này còn có khả năng chịu đựng được nhiệt độ khắc nghiệt và có độ bền cực cao.

Lớp pin năng lượng mặt trời

Những loại pin năng lượng mặt trời thông dụng như mono và poly được làm từ silic và một số chất bán dẫn phổ biến. Trong một khối pin thì tinh thể silic bị kẹp giữa lớp dẫn điện (ribbon và các thanh busbar). Một số tế bào quang điện được sử dụng 2 lớp silic khác nhau là loại N và loại P.

Tấm nền pin (phía sau)

Có chức năng cách điện và bảo vệ cơ học còn giúp chống ẩm. Vật liệu được sử dụng có thể là Plymer, nhựa PP, PET và PVF. Tấm nền pin thường có độ dày tuỳ vào nhà sản xuất trang bị cho chúng. Phần lớp tấm nền sẽ có màu trắng nên rất dễ nhận dạng ra.

Hộp đấu dây (junction box)

Nằm ở phía sau cùng nên đây được xem là nơi tập hợp và chuyển hoá năng lược điện được sinh ra từ tấm pin mặt trời ra ngoài. Chính vì thế, đây được xem là trung tâm của tấm pin nên được thiết kế và bảo vệ khá chắc chắn.

Cáp điện

Đây là loại cáp chuyên dụng cho năng lượng mặt trời và có khả năng cách điện một chiều DC cực tốt nên kèm với đó là khả năng cũng chống chịu tốt trước thời tiết khắc nghiệt như tia cực tím, bụi, nước, ẩm,… và các tác động cơ học khác.

Jack kết nối MC4

Là loại jack thường dùng để kết nối các tấm pin năng lược mặt trời lại. “MC” trong MC4 là viết tắt của từ Multi-Contasct. Đây là loại jack kết nối giúp bạn dễ dàng kết nối các tấm pin và dãy pin bằng cách gắn jack từ các tấm pin liền kề với nhau bằng người sử dụng.

Nguyên lý hoạt động của pin năng lượng mặt trời

Để nói về nguyên lý hoạt động của pin năng lượng mặt trời thì phải giải thích một đơn vị nhỏ hơn là một pin năng lượng mặt trời được cấu tạo từ nhiều pin. Như đã đề cập ở phía trên thì pin năng lượng mặt trời là một tế bào quang điện sử dụng hai lớp silic khác nhau nên vì thế N có các electron dư thừa và loại P có các khoảng trống cho các electron dư thừa gọi là lỗ trống của pin.

Tham khảo: Bảng giá đèn led Duhal mới nhất

Tại nơi tiếp xúc của 2 loại silic (P/N Junction), electron có thể di chuyển qua tiếp diện P/N nên chúng sẽ để lại điện tích dương ở một mặt và mặt bên kia là điện tích âm.

Bạn có thể hình dung, ánh sáng là một trong những dòng các hạt nhỏ li ti gọi là các hạt photon.

Khi một trong các hạt này va đập vào với nhau thì pin năng lượng mặt trời đủ năng lượng và nó có thể đánh bật một electron ra khỏi liên kết nên để lại một lỗ trống.

Electron mang điện tích âm và lỗ trống mang điện tích dương, nên vì thế chúng có thể di chuyển tự do nhưng bởi vì trường điện từ tại điểm tiếp diện P/N nên chúng chỉ có thể di chuyển theo một hướng. Electron bị hút về mặt N và sau đó lỗ trống bị hút về mặt P.

Tìm hiểu: Bóng đèn led Duhal của nước nào?

Các Electron lúc này sẽ di động được thu thập ở các lá kim loại tại đỉnh của tấm pin năng lượng mặt trời (Ribbon và các thanh Busbar). Từ đây chúng đi vào mạch tiêu thụ thực hiện chức năng điện trước khi quay về lá nhôm ở mặt sau.

Electron là thứ duy nhất di chuyển trong pin năng lượng mặt trời và quay về nơi xuất phát. Chẳng có thứ gì hao mòn hay cạn kiện nên chính vì thế tuổi thọ của pin năng lượng mặt trời rất cao, có thể lên đến hàng chục năm.

Điện được tạo ra từ tấm pin năng lược mặt trời là dòng điện một chiều (DC). Nên để có thể sử dụng cho các thiết bị thường thì cần phải chuyển DC thành AC (điện xoay chiều).

Một số đèn năng lượng mặt trời Duhal

-52%

ĐÈN PHA NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI DUHAL

Đèn pha led năng lượng mặt trời AJNL1001

5.905.000 2.834.400

Đã bán: 1

-52%

ĐÈN ĐƯỜNG LED DUHAL

Đèn đường led năng lượng mặt trời DHO1501

5.768.000 2.768.640

Đã bán: 0

-52%

ĐÈN ĐƯỜNG LED DUHAL

Đèn đường led năng lượng mặt trời DHO0501

3.688.000 1.770.240

Đã bán: 0

-52%

ĐÈN PHA NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI DUHAL

Đèn pha led năng lượng mặt trời AJNL0501

4.068.000 1.952.640

Đã bán: 0

Hướng dẫn cách lắp đặt pin năng lượng mặt trời

Bước 1: Dựng tấm ốp lưng và khung nền của pin năng lượng mặt trời

Cách lắp hệ thống pin năng lượng mặt trời khá đơn giản bởi bộ chuyển đổi của hệ thống luôn đảm bảo cho nguồn năng lượng được tạo ra từ hệ thống pin mặt trời. Bộ chuyển đổi điện cũng có các chế độ thông minh hoàn toàn tự đồng bộ kể các nếu kết nối đèn năng lượng mặt trời và điện lưới.

Nhờ thế mà nó sẽ được ưu tiên sử dụng điện năng để cung cấp cho các thiết bị trong nhà. Nếu thiếu thì sẽ 1 phần từ điện lưới, làm như thế sẽ sử dụng được tối đa năng lượng mặt trời tạo ra.

Các tấm pin năng lượng mặt trời có thể được lắp đặt ở nhiều vị trí như: Nóc nhà, cột, vách tường kính,.. sao cho tấm pin được tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời nhất trong mọi điều kiện. Nên lắp pin năng lượng mặt trời phải đảm bảo hệ thống tiếp nhận năng lượng được hiệu quả và tối đa nhất.

Tham khảo: Đèn led Bulb là gì? Cấu tạo của đèn ld Bulb

Bước 2: Gắn các khay pin với dây chì hàn

Chúng ta cần phải sử dụng dây hàn nhỏ, bút hàn, chất trợ hàn để giúp gắn các khay pin lại với nhau. Nối các khay pin đã được hàn thành một chuỗi. Nếu như tấm pin được sắp xếp theo cấu trúc 4 hàng dọc và 9 hàng ngang thì bạn cứ dùng 9 khay thành 1 chuỗi.  

Ở bước này bạn nên hàn phần dây mặt trước của khay 1 vào mặt sau của khay 2 sau đó lại hàn mặt trước của khay 2 với mặt sau của khay 3 và cứ tiếp tục hàn như vậy để thành được 1 chuỗi khay pin. Tiếp theo, đặt những chuỗi khay pin vào khung nền và lót TPT và nối chúng lại với nhau.

Các bạn nên dán những chuỗi khay pin này vào khung nền bằng hàn Silicon. Các dây hàn cực âm là từ mặt trước của chuỗi 1 sẽ được nối với những dây hàn cực dương từ phía sau cùng bằng 2 dây hàn dày hơn.

Bước 3: Ráp khung nền vào ốp lưng và đặt tấm phủ cho pin

Bạn cần điều chỉnh cho khung nền vừa vặn trong ốp lưng của tấm pin và bắt vít khung nền vào ốp lưng sao cho thật cẩn thận. Bạn nên cần có 2 dây dẫn đủ dài để có thể kéo ra phía sau của tấm pin tới những các thiết bị thu nhận năng lượng ở bên ngoài.

Cài đặt một dây dẫn ở cực dương để ngăn chặn được việc tự xả năng lượng vào mỗi khi đêm xuống, trừ khi bạn có sử dụng điều khiển sạc. Bạn nên kiểm tra lại tấm pin để đảm bảo rằng chúng hoạt động một cách tốt nhất trước khi lắp kính cường lực lên và cuối cùng là nên bọc kín các khe hở ở giữa tấm ốp lưng. Viền khung bằng chất hàn silicon để có thể giúp tấm in được bảo vệ hoàn toàn.

Xem ngay: Cách sử dụng đèn diệt khuẩn Duhal đúng cách

Bước 4: Kiểm tra lại tổng quan

Một trong những yếu tố cần chú ý là nên lắp vị trí tấm pin năng lượng mặt trời ở vị trí thích hợp. Nên tối đa hoá hiệu suất của hệ thống điện năng lượng mặt trời, các bạn cần phải lắp ráp theo một góc nghiêng và chọn những vị trí các tấm pin có thể hấp thụ ánh nắng được tốt nhất cho cả ngày.

Đánh giá bài viết
Hotline
0908 504 886
Hotline
0909 625 123
Hotline
0902 504 886
Zalo
0908 504 886
Chỉ đường